Tư vấn / Hỏi đáp
Xem tất cả hỏi đáp

Cho tôi hỏi Diệp Hạ Châu có dùng chung với Hoạt huyết dưỡng não được không? Cảm ơn!

Chào chị!

Danapha đã nhận được câu hỏi và xin được tư vấn như sau: Diệp Hạ Châu có nguồn gốc dược liệu nhưng được bào chế dưới dạng viên nén. Do vạy có thể dùng chung được. Chị nên uống cách ra 2 tiếng để đảm bảo an toàn nhé!

Chúc chị vui và khỏe.

Thân ái!

Tôi bị bệnh về gan, có bị thêm suy tim vậy uống Diệp Hạ Châu được không? Cảm ơn!

Chào chị!

Danapha đã nhận được câu hỏi và xin được tư ván như sau: Bị thêm suy tim thì có thể dùng Diệp hạ Châu được. Tuy nhiên chị nên uống cách thuốc tim mạch 2 tiếng để đảm bảo an toàn. Uống trước hoặc sau ăn. CHị uống trong 3 tháng, ngừng 1-2 thánh rồi dùng lại. 

Chúc chị vui và khỏe.

Thân ái!

Chào Danapha! Tôi đang uống một số thuốc xương khớp có hại gan, muốn sử dụng Diệp Hạ Châu được không? Cảm ơn!

Chào anh!

Danapha đã nhận được câu hỏi và xin được trả lời như sau: Anh có thể sủ dụng Diệp Hại Châu được anh nhé! Anh dùng trong khoảng 30 ngày. Nên dùng cách thuốc điều trị xương khớp khoảng 2 tiếng.

Tôi đang uống Diệp Hạ Châu của Danapha sản xuất, có thể uống cùng lượt với thuốc tim mạch được không? (Điền Sơn)
Thân chào anh,
 
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chuyên mục Tư vấn sức khỏe của Danapha và xin phản hồi như sau:
 
Thuốc Diệp Hạ Châu được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên không gây ra tác dụng phụ khi uống và cũng chưa ghi nhận được trường hợp nào tương tác với các thuốc tim mạch, do đó anh vẫn có thể uống 2 thuốc cùng lúc được. Tuy nhiên, để yên tâm hoàn toàn, anh nên uống hai loại thuốc cách nhau khoảng 2h đồng hồ nhé.
 
Chúc anh luôn khỏe.
Thân ái.
 
Em bị viêm gan B mạn tính, em đã dùng thuốc Vg5 được một thời gian. Nhưng em nghe nói điều trị bằng diệp hạ châu lâu dài có thể dẫn đến vô sinh, em lại chưa lập gia đình nên rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn cho em. Xin cảm ơn. (Anh Quân)
Thân chào anh,

Trong y học dân gian, kinh nghiệm chữa trị của các cây làm thuốc được truyền miệng là rất phong phú. Danapha cũng đã nghe qua những thông tin như bạn đã nêu ở trên. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở một nước thuộc Châu Phi, người ta lại dùng Diệp Hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) như là một cây thuốc có tác dụng cải thiện “khả năng đàn ông”.

May thay, hầu như những kinh nghiệm dân gian về các cây thuốc đều được các nhà khoa học trên thế giới để tâm nghiên cứu, làm sáng tỏ. Gần đây, các nhà khoa học ở Nigeria đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết lá của cây Diệp hạ châu đắng lên các thông số hormon ở động vật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch chiết lá của cây Diệp hạ châu đắng có tác dụng làm tăng lượng Testosterol ở động vật thí nghiệm khi cho sử dụng với liều lượng từ 50-800 mg/kg thể trọng, sau 7, 14,21 ngày. Kết quả này bước đầu đã cho thấy kinh nghiệm dân gian ở Nigeria là có cơ sở. (Obianime A. W; Uche F. I. J.Appl.Sci.Environ.Manage. March,2009,vol 13(1) 5-9).Một số nghiên cứu khác theo chủ đề này cũng đã được đăng tải.

Tuy nhiên, vấn đề là phải dùng đúng cây, tránh nhầm lẫn. Nguyên liệu để Danapha sản xuất viên VG5, viên Diệp hạ châu, đều là những nguyên liệu được trồng, kiểm soát một cách cẩn trọng. Bạn có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về những lời truyền miệng trên.
 
Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt
Thân ái.
 
Tôi có con nhỏ, đang cho bú sữa mẹ. Tôi có thể uống thuốc Diệp Hạ Châu không? (Thúy Nguyễn)
 
Thân chào chị Thúy,
 
Diệp Hạ Châu là thuốc đông dược được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho người uống và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiện tại Danapha chưa có nghiên cứu cụ thể về trường hợp ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ đang cho con bú. Do đó, tốt hơn hết, chị không nên uống thuốc trong thời gian này chị nhé.
 
Mong chị tiếp tục ủng hộ Diệp Hạ Châu của Danapha sau thời gian này.
Chúc chị luôn khỏe và vui.
Thân ái.
 
Tại sao người bị tiểu đường không thể dùng diệp hạ châu? Có thể giải thích rõ được không ạ? (Anh Trung)
Thân chào anh Trung,
 
Danapha đã nhận được câu hỏi của anh từ website danapha.com và xin phản hồi như sau:
 
Do Diệp Hạ Châu được sản xuất dưới dạng viên bao đường nên người bệnh bị tiểu đường cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt đường huyết (uống thuốc điều trị tiểu đường đầy đủ, kiểm tra đường máu định kỳ, ...) thì bệnh nhân vẫn có thể sử dụng Diệp Hạ Châu mà không sợ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường nhé.
 
Chúc anh luôn khỏe và vui.
Thân ái.
 
Tôi nay đã 70 tuổi, bị rất nhiều bệnh, trong đó điển hình là bệnh đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, đại tràng mãn.
 
Vừa qua tạp chí Thuốc & Sức khỏe số 507 phát hành ngày 1.9.2014 có bài "Tác dụng của cây Diệp hạ châu đắng" nói về hỗ trợ điều trị đái tháo đường, bệnh về gan, sỏi thận. Tôi đã nấu cây này uống được 1 tháng nhưng con gái tôi xem trên mạng nói rằng cây này uống tốt cho người viêm gan còn người không bệnh uống sẽ bị teo gan. Tôi rất lo.
 
Vậy nhờ chuyên gia giải thích và cho một lời khuyên có nên uống hay không và uống một ngày bao nhiêu? Nay tôi đang uống khoảng 1lit/ngày
(Hà Quốc Trị)
Kính gửi Ông Hà Quốc Trị,
 
Thông tin do con gái ông cung cấp, chúng tôi cũng đã tiếp nhận được từ nhiều nguồn truyền miệng khác nhau. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị cung cấp nguồn trích dẫn thì không ai tìm thấy.
 
Cũng đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu độc tính của lá Diệp hạ châu đắng. Chúng tôi đang có các báo cáo về nghiên cứu độc tính cấp, độc tính đối với tế bào, ... đăng tải trên các Tạp chí khoa học vào các năm 2008, 2011, 2014. Tất cả các nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng các dịch chiết nước, dịch chiết cồn của Diệp hạ châu không có độc, cũng như không quan sát thấy sự thay đổi bất thường nào về mặt mô bệnh học ở Gan, Thận và tuyến Tụy.
 
Hiện tại, cả nhà tôi, kể cả bà cụ đã 90 tuổi vẫn uống nước Diệp Hạ Châu hằng ngày, thay cho nước chè, kéo dài cũng đã được 5 năm rồi. Chúng tôi dùng phích nước Rạng Đông (có lõi), mỗi sáng cho vào khoảng từ 2-5 gam và hãm với nước sôi, dùng uống cả ngày. Khi hết, lại tiếp tục thêm nước sôi, uống đến khi thấy nhạt thì thay đợt mới.
 
Riêng về tác dụng trị tiểu đường, trước tiên là xuất phát từ kinh nghiệm dân gian ở Togo, một nước ở châu Phi. Từ kinh nghiệm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết đối với các cây thu hái ở châu Phi, Ấn Độ. Các khảo sát trên động vật đều đi đến kết luận dịch chiết nước, dịch chiết cồn của Diệp hạ châu đều có tác dụng hạ đường huyết khá tốt. Tuy nhiên, chưa có một báo cáo nào về việc theo dõi tác dụng này đối với người.
 
Ở Việt Nam ta, các nghiên cứu về Diệp hạ châu chỉ mới tập trung vào tác dụng phòng, chống viêm gan B, làm hạ men gan khá tốt mà chưa có các nghiên cứu về tác dụng đối với tiểu đường.
 
Vì vậy, hiện tại chưa thể có một chỉ định, hướng dẫn cụ thể nào về sử dụng để trị tiểu đường. Trường hợp nào thì dùng và dùng như thế nào là những vấn đề còn phải chờ đợi những nghiên cứu tiếp theo. Việc sử dụng hiện tại đối với tiểu đường chỉ mới ở dạng làm theo kinh nghiệm của dân gian. Rất tiếc là chúng tôi không có các tài liệu mô tả cụ thể cách sử dụng của người dân ở châu Phi.
 
Vậy nên, theo chúng tôi, ông vẫn có thể sử dụng mà không ngại độc tính, chỉ cần lưu ý chọn đúng loại Diệp Hạ châu đắng, nế là từ một cơ sở trồng trọt đáng tin cậy thì tốt. Đồng thời với việc sử dụng, cần định kỳ kiểm tra chỉ số đường huyết để có thể tự đánh giá tác dụng của nó ở mức nào.
 
Chân thành cảm ơn ông đã tin tưởng chúng tôi.
Chúc ông luôn khỏe và vui.
Có người nói dùng diệp hạ châu của danapha men trong gan lại tăng lên..cho hỏi tại sao?
Rất cám ơn bạn vì câu hỏi thú vị mà chúng tôi lần đầu tiên nhận được trong nhiều năm qua. Thực tế, sản phẩm Diệp hạ châu cũng như viên VG5 của Danapha đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại Bệnh viện và cho kết quả hạ men gan rất tốt. Trong quá trình sản xuất, Danapha đã thực hiện việc giám sát và bảo đảm hàm lượng các chất Phyllanthin và Hypophyllanthin từ nguyên liệu cho tới thành phẩm. Các chất này chính là các chất tạo nên tác dụng của Dược. Nhiều khách hàng đã kiểm tra men gan trước và sau khi sử dụng thuốc, đã thông tin cho biết có kết quả tốt. 
 
Vê nội dung bạn đã nêu lên, trước hết, bạn nên hỏi lại người đưa ra thông tin một cách cụ thể hơn. Thứ đến, bạn cần quan tâm đến kết quả xét nghiệm, tốt nhất là chọn khoảng 2 cơ sở xét nghiệm tin cậy để thực hiện việc xét nghiệm và so sánh kết quả. Nếu các kết quả xét nghiệm cho biết men gan tăng, bạn cần đến Bác sĩ để thăm khám. Lý do: men gan tăng ngoài nguyên nhân do viêm gan, do uống nhiều rượu, bia, còn có những nguyên nhân khác như bị bệnh sốt rét, một số bệnh về đường Mật hoặc đang dùng một loại thuốc nào đó, có tác dụng phụ gây ra tăng men gan.
 
 Chúc bạn khỏe, vui.
 
<<>>

Chúng tôi ở đây để tư vấn sức khỏe cho bạn,
Hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi theo mẫu thông tin bên dưới!


XÁC NHẬN THÔNG TIN
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế: Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc: Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.