Tư vấn / Tư vấn dùng thuốc

10 loại gia vị có công dụng như thuốc


Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên trong việc điều trị các vấn đề về sức khỏe đã trở nên rất phổ biến trong những năm qua. Thật vậy, nhiều loại thảo dược thông thường có sẵn trong bếp lại có những tác dụng rất lớn đối với sức khỏe. Thực phẩm trong nhà bếp không chỉ được dùng để chế biến các món ăn ngon mà nó còn giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề về sức khỏe mà không gây ra tác dụng phụ. Không những thế, với các phương thức trị bệnh tại gia, bạn sẽ không phải rắc rối hẹn gặp bác sĩ hay tốn nhiều tiền mua thuốc tân dược.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm nhà bếp có công dụng như thuốc.
 
 
1. Nghệ
Nghệ là một trong những gia vị phổ biến được sử dụng trong mọi nhà bếp. Nó có chứa chất khử trùng, kháng khuẩn, chống viêm cũng như chất chống oxy hóa. Bạn có thể sử dụng nghệ trong việc điều trị các bệnh ho, cảm lạnh, viêm khớp, da thâm, da mụn cũng như các bệnh dạ dày.
Nghệ cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, giảm thiểu tác hại đến gan do uống rượu bia nhiều và thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh. Người ta cũng đã chứng minh rằng, nghệ có tính kháng khuẩn nên mang lại lợi ích trong điều trị nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, bệnh bạch cầu.  
 
2. Gừng
Gừng có tác dụng chống viêm, chống co thắt, kháng nấm, khử trùng, kháng khuẩn. Gừng cũng có tác dụng giảm đau mạnh mẽ. Gừng chứa nhiều kali, magie, silic, phốt pho, natri, sắt, kẽm, canxi, beta-carotene và vitamin A, C, E, B. Bạn có thể sử dụng gừng để điều trị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, say tàu xe, đau nhức cơ thể, đau khớp hay cảm lạnh, ợ nóng, đau bụng kinh, … Gừng cũng đã được chứng minh là có tác dụng trong việc kiểm soát các tế bào ung thư buồng trứng do nó có khả năng làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
 
3. Quế
Quế có tác dụng chống oxi hóa, trị bệnh tiểu đường, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, chống đầy hơi. Ngoài ra, quế còn chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, kẽm và đồng cũng như vitamin A. Quế thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng kinh, … Quế giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường, quế cũng giúp làm giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
 
4. Tỏi
Tỏi được xem như siêu thực phẩm bởi nó giúp toát mồ hôi, lợi tiểu, long đờm, có tính kháng khuẩn, kháng nấm và khử trùng. Thêm vào đó, tỏi cũng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như protein, kali, canxi, kẽm, … Tỏi được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn, khàn giọng, ho, viêm phế quản mãn tính, nhiễm trùng tai, viêm họng ngứa, đầy hơi, đau bụng kinh, nấm ngoài da, đau dạ dày, đau răng, viêm xoang, khó tiêu, … Tỏi còn giúp giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa đột quỵ. Loại thảo mộc nặng mùi này cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư và bệnh tim.
 
5. Đinh hương
Đinh hương có tác dụng chống oxi hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, chống đầy hơi. Đinh hương cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bạn có thể dùng đinh hương để điều trị các vấn đề như bỏng nhẹ, bầm tím, sốt rét, dịch tả, đầy hơi, đau răng, viêm khớp, viêm loét miệng, đau nướu, đau cơ, buồn nôn, khó chịu dạ dày và nôn mửa. Dầu đinh hương dùng để hít có thể điều trị các vấn đề về hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản. Mặc dù đinh hương khá an toàn nhưng vẫn có một số người dị ứng với loại gia vị này.
 
6. Bạch đậu khấu
Loại gia vị thơm này được xem là nữ hoàng của các loại gia vị. Nó chứa chất chống oxi hóa, tính sát trùng cao, có khả năng chống co thắt, lợi tiểu. Bạch đấu khấu cũng chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, đồng, sắt và magiee. Bạch đậu khấu được dùng trong điều trị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, hen suyễn, viêm phế quản, ợ nóng, ợ chua, hơi thở hôi, loét miệng, buồn nôn, nhiễm trùng đường tiết niệu và các loại dị ứng đường hô hấp. Bạch đậu khấu cũng làm tăng khẩu vị, giảm căng thẳng. Mặc dù bạch đậu khấu không có tác dụng phụ nhưng cần tránh sử dụng trong thai kỳ.
 
7. Hạt thìa là
Hạt thìa là có tác dụng kháng viêm, có chứa chất oxi hóa. Hạt thìa lòa chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất như sắt, đồng, canxi, kali, maghie, selen và kẽm. Hạt thìa là được sử dụng trong điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, ốm nghén, buồn nôn, ợ chua, cảm lạnh, ho, sốt, đau họng, cơn đau quặn thận, suy giảm trí nhớ và mất ngủ. Nó cũng làm tăng tỷ lệ trao đổi chất và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hạt thì là cũng giúp tăng cường sức khỏe sinh sản ở phụ nữ mang thai và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú.
 
8. Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, chống ký sinh trùng. Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất như magie, kali, canxi, natri, đồng, sắt, mangan, lưu huỳnh, kẽm và phốt pho. Mật ong dùng trong điều trị các chứng ho, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu, ốm nghén, viêm thanh quản, chàm và loét dạ dày, loét miệng, chảy máu răng, vết thương nhỏ, vết bỏng nhỏ, nhiễm trùng da. Mật ong cũng chứa nhiều carbohydrate có thể  tăng cường độ bền sức khỏe, giảm mệt mỏi cơ bắp. Mật ong làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tim. Mật ong nguyên chất cũng được dùng như một loại thuốc cho các bệnh như liệt dương nam và vô sinh nữ.
 
9. Hành
Hành có tính khử trùng, kháng khuẩn, kháng viêm. Hành chứa nhiều vitamin C, B6, biotin, crom, canxi, chất xơ, axit folic và vitamin B1. Hành có hiệu quả cao trong việc điều trị viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, côn trùng cắn, hen suyễn, sốt mùa hè, tiểu đường, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, ho, cảm lạnh. Các chuyên gia nghiên cứu nhận định hành tây có tác dụng trong việc giảm nguy cơ bị ung thư. Ngoài ra hành có chứa crom giúp điều tiết lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường nhóm 2.
 
10. Chanh
Chanh tăng cường sức đề kháng, chống oxi hóa, chống ung thư và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Chanh chứa nhiều vitamin C, vitamin B, phốt pho, protein và carbohydrate. Chanh có vô số tác dụng trong y học, nó được dùng để điều trị đau đầu, viêm khớp, viêm phổi, viêm họng, khó tiêu, táo bón, sốt, gàu, chảy máu trong, bệnh thấp khớp, thừa cân, rối loạn hô hấp, dịch tả, sỏi thận và cao huyết áp. Khi dùng thường xuyên, chanh cũng giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim mạch và nhiều loại bệnh ung thư.
Để kết luận, như bây giờ bạn có một số ý tưởng về những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của các thành phần nhà bếp chung đề cập ở trên, bạn phải nỗ lực để kết hợp một số trong số họ vào nhà máy chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bằng cách này bạn có thể cải thiện sức khỏe của bạn và sống một cuộc sống tốt hơn.
Những gia vị thông thường có sẵn trong bếp của mỗi nhà lại có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, hãy cố gắng chế biến nhiều món ăn với các gia vị này và dùng cho bữa ăn hàng ngày nhé. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong các chế biến món ăn cũng có thể cải thiện sức khỏe của bạn rất nhiều đấy.
 
Nguồn: Tổng hợp

XÁC NHẬN THÔNG TIN
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế: Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc: Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.