Tư vấn /
Tư vấn dùng thuốc
Chủ động phòng bệnh mùa thu đông
Mùa thu, đông là thời điểm dễ dẫn đến nhiều bệnh thường gặp như cảm lạnh, đau nhức khớp, hen suyễn, ... Dưới đây là những cách thức hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh mùa thu đông.
Duy trì lối sống lành mạnh, năng động
Duy trì lối sống lành mạnh, năng động
Môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virut lây lan, ... đều là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe mà chúng ta phải tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, nên chủ động phòng bệnh bằng cách: thực hiện chế độ ăn uống điều độ, có khoa học, ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Tích cực và năng động trong mọi công việc, với tinh thần lạc quan yêu đời, một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể cường tráng. Từ đó sẽ tạo ra một hệ thống miễn dịch tốt, có sức đề kháng cao, khiến cho cơ thể phòng bệnh tốt hơn, không ủy mị, tiêu cực sẽ làm giảm sức đề kháng.
Tăng cường vận động
Tích cực và năng động trong mọi công việc, với tinh thần lạc quan yêu đời, một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể cường tráng. Từ đó sẽ tạo ra một hệ thống miễn dịch tốt, có sức đề kháng cao, khiến cho cơ thể phòng bệnh tốt hơn, không ủy mị, tiêu cực sẽ làm giảm sức đề kháng.
Tăng cường vận động
Vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày 45 phút sẽ giảm được nguy cơ bị cảm lạnh, giảm đau trong viêm đa khớp, giảm sần suất lên cơn ở bệnh nhân hen. Những người hay ngủ nướng, không thích rời khỏi nhà, đặc biệt là vào mùa đông thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với những người duy trì tập thể dục thường xuyên mỗi ngày.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phải tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý và khoa học, phù hợp với thể trạng của mỗi ngày và tình hình thời tiết. Đối với những người bị các bệnh tim mạch, huyết áp, dị ứng, viêm khớp, ... thì cần phải tham khảo bác sĩ để chọn cách thức vận động phù hợp.
Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, bia
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phải tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý và khoa học, phù hợp với thể trạng của mỗi ngày và tình hình thời tiết. Đối với những người bị các bệnh tim mạch, huyết áp, dị ứng, viêm khớp, ... thì cần phải tham khảo bác sĩ để chọn cách thức vận động phù hợp.
Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, bia
Thuốc lá và rượu bia là hai tác nhân tác động xấu đến sức khỏe. Những bệnh liên quan đến thuốc lá và rượu bia như tim mạch, lao phổi, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, xơ gan đều là mối đe dọa đến đời sống và tuổi thọ của con người. Hiện nay vẫn có một số người có thói quen hút thuốc lào, tác hại của hút thuốc lào cũng như việc hút thuốc lá: mất vệ sinh, khói thuốc gây ô nhiễm cho mọi người xung quanh.
Thuốc và rượu bia thường tác động lẫn nhau, uống rượu bia thường hay hút thuốc nhiều hơn. Uống quá nhiều rượu bia dẫn đến viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và khả năng bị đột quỵ cao. Thường khi trời mát dần, mọi người thích hút thuốc và uống rượu nhiều hơn. Đây là một nguyên nhân làm tăng số người phải nhập viện và tử vong. Phải coi thuốc lá và rượu bia là thuốc độc gây nghiện. Trước tiên, phải tự tránh xa nó và khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Thuốc và rượu bia thường tác động lẫn nhau, uống rượu bia thường hay hút thuốc nhiều hơn. Uống quá nhiều rượu bia dẫn đến viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và khả năng bị đột quỵ cao. Thường khi trời mát dần, mọi người thích hút thuốc và uống rượu nhiều hơn. Đây là một nguyên nhân làm tăng số người phải nhập viện và tử vong. Phải coi thuốc lá và rượu bia là thuốc độc gây nghiện. Trước tiên, phải tự tránh xa nó và khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Cân bằng môi trường vi sinh đường ruột
Sữa chua có chứa men vi sinh, là những vi khuẩn có lời cho đường ruột, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại để nhằm hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động, thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nên bổ sung sữa chua cùng với các loại rau xanh, chất xơ, hoa quả mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh.
Sử dụng thuốc kháng sinh một cách cẩn trọng
Khi bị cảm lạnh hay cúm, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Kháng sinh không có tác dụng diệt virut, ngoài ra, tác dụng phụ của kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy do kháng sinh. Việc sử dụng các loại thuốc chữa cảm lạnh có nguồn gốc thảo dược theo bài thuốc của y học cổ truyền thường đạt hiệu quả và lợi ích lâu dài. Vì các bài thuốc này làm giảm và hết triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm theo cơ chế điều hoà cơ thể và trục xuất tác nhân (phong hàn) gây bệnh.
Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng cảm hoặc cúm, chúng ta nên giữ cơ thể ở trong phòng đủ ấm và độ ẩm thích hợp, súc miệng thường xuyên và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày uống một ly nước chanh, uống thêm viên bổ sung kẽm để giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch phòng chống bệnh.
Sử dụng thuốc kháng sinh một cách cẩn trọng
Khi bị cảm lạnh hay cúm, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Kháng sinh không có tác dụng diệt virut, ngoài ra, tác dụng phụ của kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy do kháng sinh. Việc sử dụng các loại thuốc chữa cảm lạnh có nguồn gốc thảo dược theo bài thuốc của y học cổ truyền thường đạt hiệu quả và lợi ích lâu dài. Vì các bài thuốc này làm giảm và hết triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm theo cơ chế điều hoà cơ thể và trục xuất tác nhân (phong hàn) gây bệnh.
Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng cảm hoặc cúm, chúng ta nên giữ cơ thể ở trong phòng đủ ấm và độ ẩm thích hợp, súc miệng thường xuyên và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày uống một ly nước chanh, uống thêm viên bổ sung kẽm để giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch phòng chống bệnh.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống