Tư vấn / Tư vấn dùng thuốc

Kiến thức về bệnh sỏi thận (Phần 2)


5. Biến chứng
Những biến chứng của sỏi thận là do cơ chế cố gắng đẩy viên sỏi ra khỏi đường tiểu của cơ thể hay do sự tắt nghẽn của đường tiểu gây ra.  Sự di chuyển của viên sỏi trong đường tiểu gây nên những cơn đau dữ dội do niệu quản tăng co thắt. Sự tắt nghẽn của dòng nước tiểu do sỏi có thể dẫn đến thận ứ nước và căng đau. Tắt nghẽn dòng nước tiểu lâu ngày có thể dẫn đến xơ thận, làm thận mất chức năng. Những người có sỏi thận gây tắt nghẽn có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu rất cao vì dòng nước tiểu trở nên chậm chạp và nhu mô thận bị tổn thương là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh.
 
6. Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận?
Bất cứ ai cũng có thể bị sỏi thận. Tuy nhiên, người mắc một số bệnh  hay có những điều kiện thuận lợi (trình bày bên dưới) hoặc sử dụng một số loại thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn. Sỏi thận thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tại Mỹ, khoảng 12% ở nam và 7% ở nữ sẽ bị sỏi thận ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Khoảng 20 triệu người nhập viện hằng năm vì sỏi thận. Hầu hết sỏi thận gặp ở người từ 20 đến 49 tuổi. Người đã có hơn một viên sỏi sẽ có nguy cơ phát triển thêm nhiều viên sỏi khác.
Ở những nước công nghiệp phát triển, sỏi thận thường gặp hơn sỏi bàng quang. Ngược lại, ở những nước đang phát triển thì sỏi bàng quang là sỏi đường niệu thường gặp nhất. Điểm khác biệt trên được giải thích là do chế độ ăn khác nhau giữa hai vùng. Người sống ở phía Bắc và Tây Bắc nước Mỹ có chế độ ăn tăng nguy cơ tạo sỏi thận cao hơn những vùng khác. Hơn một vài thập niên vừa qua, tỉ lệ phần trăm người bị sỏi thận ở Mỹ đang ngày càng gia tăng nhưng cho đến nay nguyên nhân chính xác của sỏi thận vẫn chưa được xác định rõ.
Tiền sử gia đình bị sỏi thận cũng là yếu tố nguy cơ của sự hình thành sỏi thận. Sỏi thận có thể gặp ở tất cả chủng tộc thường gặp ở người châu Á và châu Âu hơn là người Mỹ chính gốc, người châu Phi hay người Mỹ gốc Phi.
Sỏi axit uric thường gặp hơn ở những người có nồng động axit uric trong máu tăng mạn tính.
 
7. Điều trị
Nếu xuất hiện những triệu chứng của sỏi thận, bệnh nhân nên đến khám tại chuyên khoa thận để được làm một số xét nghiệm giúp xác định loại sỏi và vị trí của nó để lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương thận vĩnh viễn.
Điều trị bằng thuốc có thể được chỉ định đối với một số loại sỏi. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Việc uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau giữ vai trò quan trọng trong việc tống xuất những viên sỏi ra khỏi cơ thể. Đối với những loại sỏi kích thước quá lớn, người ta có thể áp dụng phương pháp tán sỏi. Với phương pháp này, người ta sử dụng sóng âm làm vỡ những viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn. Sau đó, chúng sẽ được tống xuất qua đường tiểu. Phẫu thuật mở thận lấy sỏi ngày nay rất ít khi được chỉ định.
 
8. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng khi bị sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh rất thường gặp nên việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Uống đủ nước để tạo ra ít nhất 2,5 lít nước tiểu 1 ngày là một phương pháp cơ bản để phòng ngừa sỏi. Thuốc và việc thay đổi chế độ ăn có thể hiệu quả trong việc phòng ngừa một vài loại sỏi. Đối với bệnh nhân có sỏi oxalat, sự tạo thành sỏi có thể giảm đi khi tránh các thức ăn có chứa oxalat như: sô cô la, cải thìa, đậu phộng. Trước đây, việc tránh các thức ăn giàu canxi đã được khuyến cáo cho những bệnh nhân có sỏi canxi nhưng hiện nay theo Hội thận và niệu học quốc tế có nhiều nghiên cứu khẳng định chỉ có việc bổ sung canxi dạng viên hay thuốc kháng axit có chứa canxi mới làm tăng nguy cơ hình thành sỏi ở bệnh nhân mà thôi. Nên việc tránh dùng các thức ăn có chứa canxi trong phòng ngừa sỏi thận là điều không cần thiết.
 
Nguồn: Tổng hợp

XÁC NHẬN THÔNG TIN
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế: Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc: Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.