Tư vấn /
Tư vấn dùng thuốc
Trẻ em cũng có nguy cơ mắc chứng cholesterol cao
Các nghiên cứu gần đây cho thấy 1/3 trẻ em ở độ tuổi 9 – 11 có mức cholesterol cao, điều này dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn trong tương lai. Trẻ em béo phì thường có mức cholesterol bất thường nhưng trẻ với cân nặng bình thường cũng không tránh khỏi gặp phải tình trạng này.
Chính vì vậy, các bác sĩ và các bậc phụ huynh phải dạy trẻ các thói quen có lợi cho sức khỏe như ăn uống đúng cách và luyện tập thể dục thường xuyên, nếu không khi đến tuổi trưởng thành chúng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim hay nguy cơ đột quỵ cao.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy 70% trẻ em có mức cholesterol cao sẽ vẫn duy trì mức cholesterol này khi trưởng thành. Mức cholesterol của bạn lúc 9 tuổi sẽ phản ánh rõ mức cholesterol của bạn vào giai đoạn 40 – 50 tuổi.
Đối với trẻ em có cholesterol cao, một số bác sĩ e sợ khi phải sử dụng các loại thuốc statin để kiểm soát cholesterol cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ 1% trong số các trẻ em có tình trạng cholesterol cao phải sử dụng đến loại thuốc này (thường là những trẻ có cholesterol cao do di truyền). Đối với các trẻ em còn lại, các bậc cha mẹ có thể kiểm soát lượng cholesterol cao bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao của trẻ.
Bác sĩ khuyên rằng trẻ em ở độ tuổi 9 – 11 và sau đó đến tuổi 17 – 21 cần phải được kiểm tra cholestin
Ngoài ra, trẻ em từ 2 – 8 tuổi và người có độ tuổi 12 – 18 tuổi có nguy cơ bị cholesterol cao cần phải được làm xét nghiệm. Các xét nghiệm kiểm tra cholesterol cũng cần được thực hiện ở các đối tượng trẻ em sau:
- Trẻ em có bố mẹ hoặc người thân có lượng cholesterol cao hơn 240 mg/dL
- Trẻ em trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim (năm ở độ tuổi 55, nữ ở độ tuổi 65)
- Trẻ em đang mắc một số bệnh như bệnh thận, viêm khớp tự phát ở thiếu niên, …)
- Trẻ em thừa cân hoặc béo phì
- Trẻ em bị tiểu đường, cao huyết áp
Trước khi đi kiểm tra, trẻ phải nhịn ăn uống (vẫn có thể uống nước lọc) để kết quả kiểm tra được chính xác.
Theo hướng dẫn của chương trình Giáo dục về Cholesterol (NCEP), khoảng cho phép mức độ cholesterol tổng và cholesterol LDL ở trẻ em từ 2 – 18 tuổi như sau:
Category
|
Total cholesterol (mg/dL)
|
LDL cholesterol, (mg/dL)
|
Acceptable
|
Less than 170
|
Less than 110
|
Borderline
|
170-199
|
110-129
|
High
|
200 or greater
|
130 or greater
|
mg/dL = milligrams per deciliter
Trẻ em có cholesterol LDL trên 130 mg/DL cần phải nhận được tư vấn về chế độ dinh dưỡng tập trung vào mục tiêu giảm chất béo cũng như tăng cường hoạt động thể chất để giảm cholesterol. Ngoài ra, cần phải kiểm tra định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần đề có sự điều chỉnh phù hợp.
Đối với trẻ em trên 10 tuổi có nồng độ cholesterol LDL cao hơn 190 mg/dL hoặc cao hơn và đã áp dụng chế độ ăn uống phù hợp cũng như tập luyện thể dục nhưng vẫn không cải thiện vì phải có sự can thiệp của bác sĩ và các loại thuốc phù hợp. Đối với trẻ ở độ tuổi này nhưng mắc thêm một số bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, … thì nếu có nồng độ cholesterol LDL dưới mức 190 mg/DL cũng phải có sự can thiệp của bác sĩ.
Dưới đây là 10 cách duy trì lượng cholesterol hợp lý cho cả gia đình:
1. Phải biết rõ nồng độ cholesterol của bản thân mình và nếu nó cao thì phải kiểm tra luôn cho các con của bạn
2. Áp dụng chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc.
3. Chọn các loại thực phẩm nhiều protein như thịt nạc, thị gia cầm, cá, các loại hạt, đậu và các sản phẩm từ đậu nành.
4. Xem kỹ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm đóng gói để có thể tự kiểm soát và hạn chế cholesterol, chất béo bão hòa. Tổ chức dinh dưỡng khuyên rằng nên duy trì lượng chất béo trong chế độ ăn uống ở mức 30 – 40% đối với trẻ 1-3 tuổi và từ 25 – 35% đối với trẻ từ 4 – 18 tuổi và chất béo nên được lấy từ các nguồn chất béo không bão hòa như cá, đậu, dầu thực vật)
Đối với trẻ trên 2 tuổi và tuổi teen:
- hạn chế cholesterol dưới 300 mg mỗi ngày
- lượng chất béo bão hòa dưới 10% và tránh chất béo chuyển hóa
5. Chọn các sản phẩm từ sữa ít hoặc không có chất béo
6. Tránh các loại chất béo ở dạng rắn như bơ, pho mát và nên sử dụng các loại dầu thực vật và bơ thực vật
7. Hạn chế các loại thức uống và thực phẩm chứa nhiều đường
8. Hạn chế các loại thức ăn nhanh và tăng cường các loại trái cây, rau củ, sữa chua ít béo
9. Tăng cường tập luyện thể thao. Thể thao giúp tăng lượng cholesterol HDL trong máu. Trẻ em nên có nhiều hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày.
10. Khuyến khích cả gia đình cùng thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
Hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Cholesterol và thuốc chữa trị nhé. Click tại đây